I. Chảy máu mũi (máu cam) là hiện tượng phổ biến mùa hè nắng nóng
Chảy máu cam là tình trạng máu mũi tự nhiên chảy ra với số lượng lớn từ các vách ngăn mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một hiện tượng phổ biến mà bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về hiện tượng chảy máu cam.
II. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ em
Chảy máu cam ở trẻ em là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này thường xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây chảy máu cam ở trẻ nhỏ
- Chảy máu mũi vô căn: Chiếm 90% trường hợp, tuy lành tính và thường bị lặp lại nhưng khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Chảy máu mũi vô căn thường xảy ra nhiều hơn vào những ngày nắng nóng.
- Dị vật xâm nhập vào mũi: Dị vật mũi là tình trạng có vật lạ xuất hiện trong mũi. Có thể là các vật liệu như bông, giấy, đậu, hạt, sỏi, hạt hoa quả, côn trùng, hoặc bất kỳ vật thể nào khác có thể lọt vào mũi trong các tình huống khác nhau. Đối với trẻ em, việc mắc dị vật trong mũi thường xảy ra khi chơi đùa, hiếu động, hoặc tò mò khám phá cuộc sống xung quanh. Dị vật xâm nhập gây nhiều hậu quả, trong đó có chảy máu cam. Cần đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để lấy dị vật ra ngoài an toàn.
- Viêm mũi xoang: Đây là tình trạng viêm niêm mạc hô hấp lót trong các xoang cạnh mũi. Nguyên nhân gồm nhiễm virus, vi khuẩn, tình trạng dị ứng, và bất thường giải phẫu mũi xoang. Viêm mũi xoang không thường gây chảy máu cam trực tiếp. Tuy nhiên, viêm mũi xoang có thể làm niêm mạc trong các xoang trở nên dễ tổn thương và chảy máu khi bị tổn thương.
- Một số bệnh lý huyết học: Một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam là huyết áp cao. Khi huyết áp tăng đột biến, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng, dẫn đến tổn thương và vỡ mạch máu nhỏ ở mũi. Điều này làm cho người bệnh huyết áp cao thường xuyên bị chảy máu mũi.
- Tác nhân gây va đập: Trẻ bị va đập mạnh vào bề mặt cứng như tường, sàn nhà hoặc khi đánh nhau rất dễ gây vỡ mạch máu mũi dẫn đến tình trạng chảy máu cam.
III. Sơ cứu cho trẻ khi bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu cam, hãy mau chóng mang trẻ đến các trung tâm y tế để được chữa trị đúng cách. Nhưng trước hết cha mẹ cần phải bình tĩnh thao tác theo các bước cơ bản sau đây để giúp con sơ cứu khi bị chảy máu cam:
- Đầu hơi cúi và hướng về phía trước: Tư thế này giúp áp lực máu trong tĩnh mạch giảm, làm hạn chế máu chảy ra nhiều hơn, đồng thời hơi cúi người về phía trước để tránh máu chảy vào cuống họng của trẻ. Không nên để ngửa đầu trẻ lên trời vì có thể làm máu chảy vào cuống họng, gây nôn.
- Cầm máu: Lấy ngón tay cái và trỏ bóp nhẹ phần cánh mũi, có thể kết hợp chườm túi đá trên sống mũi, giữ nguyên khoảng 5 – 10 phút để máu ngừng chảy.
- Tránh vận động: Để trẻ nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh. Nếu máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng, đặt trẻ nằm nghiêng để máu cam chảy ra ngoài. Không để trẻ nuốt máu này vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa và khó chịu.
- Đưa trẻ đến trung tâm y tế: sau khi sơ cứu hãy đưa trẻ đến các trung tâm y tế để chữa trị đồng thời xác định nguyên nhân gây chảy máu cam ở trẻ.
IV. Nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn
Người lớn ít bị chảy máu cam hơn trẻ con, nhưng nếu tình trạng chảy máu cam xuất hiện cần phải xem xét lại tình trạng sức khoẻ và điều trị kịp thời. Một số nguyên nhân gây chảy máu cam ở người lớn:
-
- Stress và lo âu: Căng thẳng và lo âu mãn tính có thể là một trong những nguyên nhân gây chảy máu cam. Cảm giác căng thẳng không trực tiếp gây ra chảy máu mũi, mà nguyên nhân là chúng ta lo lắng làm rối loạn chức năng trong cơ thể, điều này có thể dẫn đến chảy máu cam.
- Nhức đầu do căng thẳng: Nhức đầu do căng thẳng sẽ làm lượng lớn máu được dồn lên phần đầu, điều này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu cam.
- Ngoáy mũi hoặc xì mũi mạnh: Một số người có xu hướng ngoáy mũi hoặc xì mũi thường xuyên. Việc này có thể dẫn đến xây xát các mao quản rất nhỏ trong thành mũi dẫn đến hiện tượng chảy máu cam
- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp không chỉ được xem như một yếu tố kích thích chảy máu cam, mà còn khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn ở mỗi lần.
V. Tự sơ cứu chảy máu cam
-
- Tư thế ngồi: Hãy ngồi với phần đầu hơi cúi về phía trước để áp lực máu trong tĩnh mạch ở vùng mũi giảm, giúp máu không chảy nhiều hơn.
- Bóp cánh mũi: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp vừa chặt hai cánh mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Việc này thường giúp máu ngừng chảy.
- Không ngoáy mũi: Tránh ngoáy mũi và hãy cúi thấp người trong vòng vài giờ sau khi chảy máu mũi, hãy giữ phần đầu cao hơn ngực để tránh hiện tượng chảy máu cam tái diễn.
- Sử dụng thuốc xịt mũi: Nếu máu vẫn chảy sau 10-15 phút, xịt thuốc mũi chứa oxymetazoline (Afrin) và liên hệ với bác sĩ.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ ngay?
-
- Chảy máu mũi kéo dài trên 30 phút.
- Ngất hoặc choáng váng.
- Chảy máu mũi sau tai nạn, ngã hoặc chấn thương vùng đầu.
VI. Cách phòng ngừa tình trạng chảy máu cam
Để phòng tránh chảy máu cam, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Dinh dưỡng: Bổ sung vitamin C và các chất cần thiết để duy trì sức khỏe niêm mạc mũi. Trái cây có vị chua như cam, chanh, xoài, cà chua, ổi… đều giàu vitamin C.
- Giữ ẩm: Sử dụng máy tạo ẩm hoặc đặt một bát nước trong phòng để giữ cho không khí không quá khô.
- Tránh ngoáy mũi: Để phòng tránh chảy máu cam, không ngoáy mũi và hãy cúi người trong vòng vài giờ kể từ sau khi chảy máu cam
- Nghỉ ngơi hợp lý: Để cơ thể được thư giãn và tránh vận động mạnh
- Sử dụng vaseline: Bôi vaseline vào phần trước của vách mũi để giảm tác động của khô hạn và giữ ẩm cho niêm mạc mũi.
VII. Người thường bị chảy máu cam cần chú ý điều gì
Người bị chảy máu cam cần phải khôi phục sức khoẻ và ăn uống bồi dưỡng để cơ thể sản sinh ra lượng hồng cầu đã bị mất. Bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi hợp lý, không vận động mạnh và ăn uống đầy đủ chất cho cơ thể. Các thực phẩm giàu sắt, acid folic và vitamin B12 là lựa chọn tốt, hãy bổ sung thực phẩm như thịt đỏ, gan, hạt, lúa mạch, rau xanh, trứng và sữa cho người bệnh nhé.