Cách chọn đu đủ đực – cái theo kinh nghiệm

24

LỰA CHỌN ĐU ĐỦ ĐỰC – CÁI

I. Các loại giống đu đủ trong tự nhiên

Cây đu đủ có thể là đơn tính hoặc lưỡng tính. Có ba loại chính:

  • Cây đu đủ đực (đơn tính đực): Chỉ có hoa đực, không ra trái.

  • Cây đu đủ cái (đơn tính cái): Chỉ có hoa cái, ra trái nhưng cần thụ phấn từ hoa đực.

  • Cây đu đủ lưỡng tính: Có cả hoa đực và hoa cái, có khả năng tự thụ phấn và ra trái.

Khi nhắc đến các cây đu đủ trồng thương mại, người ta hay nhắc đến cây đu đủ đực (hoa để làm thuốc) và cây đu đủ lưỡng tính (loại trồng lấy quả).

II. Tác dụng của cây đu đủ

2.1 Hoa đu đủ đực

Hoa đu đủ đực được biết đến như một vị thuốc bổ dưỡng cho sức khoẻ, được sử dụng trong dân gian từ rất lâu. Ngày nay những tác dụng của hoa đu đủ đực được biết đến như:

  • Điều hòa huyết áp: Hoa đu đủ đực cũng chứa các khoáng chất như kali, giúp điều hòa huyết áp và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Giảm cholesterol: Hoa đu đủ đực có chứa các hợp chất tự nhiên giúp giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

  • Giảm đau và kháng viêm: Hoa đu đủ đực chứa các chất chống viêm và giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau do viêm khớp và các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm khác.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Hoa đu đủ đực giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách tăng cường sản xuất các enzyme tiêu hóa. Nó cũng giúp giảm tình trạng táo bón và duy trì đường ruột khỏe mạnh.

  • Giúp giảm cân: Với hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ, hoa đu đủ đực giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ quá trình giảm cân một cách hiệu quả.

  • Phòng ngừa ung thư: Hoa đu đủ đực chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene và flavonoids, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Các chất chống oxy hóa và vitamin trong hoa đu đủ đực giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật và nhiễm trùng.

2.2 Quả đu đủ

Đu đủ không chỉ là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng, một số lợi ích của trái đu đủ với sức khoẻ:

  • Giàu dinh dưỡng: Đu đủ chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất như kali, magie… cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

  • Tốt cho da: Vitamin C và E trong đu đủ giúp làm sáng da và ngăn ngừa lão hóa. Enzyme papain còn giúp tẩy tế bào chết tự nhiên.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Enzyme papain trong đu đủ giúp tiêu hóa protein hiệu quả, giảm triệu chứng khó tiêu và táo bón.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hàm lượng vitamin C cao giúp cơ thể chống lại bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Giảm viêm: Các chất chống oxy hóa trong đu đủ như carotenoids giúp giảm viêm trong cơ thể.

  • Giảm nguy cơ bệnh tim: Chất xơ, kali và vitamin trong đu đủ giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Tăng cường sức khỏe mắt: Đu đủ chứa vitamin A giúp duy trì sức khỏe mắt và ngăn ngừa các bệnh về mắt.

  • Hỗ trợ giảm cân: Với hàm lượng calo thấp và giàu chất xơ, đu đủ là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng.

III. Cách lựa chọn giống đực – cái

Chọn giống đu đủ theo nhiều dấu hiệu nhận biết, giúp bạn lựa chọn đúng đến hơn 90%. Hãy cùng nhìn vào sự khác biệt của hai loại đu đủ đực và cái:

Đu đủ đực Đu đủ cái
Hạt đu đủ đực có màu nâu (lợt màu hơn hạt đu đủ cái) Hạt đu đủ cái có màu đen (đậm màu hơn đu đủ đực)
Hạt đu đủ đực nhẹ hơn (nổi khi ngâm vào nước) Hạt đu đủ cái nặng hơn (chìm khi ngâm vào nước)
Đu đủ đực có rể cọc (bới phần gốc có rất ít con) Đu đủ cái có rễ chùm (bới phần gốc có nhiều rễ con)
Đu đủ đực có phần thân thẳng đứng (chu vi phần gốc và phần thân không khác nhau nhiều) Đu đủ cái có phần thân hơi bầu ở phía gốc (chu vi phần gốc sẽ lớn hơn so với phần thân cây)
Cọng của cuốn lá đu đủ đực có thể có màu tía. Cọng của cuốn lá đu đủ cái không có màu tía.

Hy vọng bài viết cung cấp cho các bạn các kiến thức để phân biệt đúng cây đu đủ đực – cái theo nhu cầu.

Ảnh minh hoạ: Internet

Bài trướcMón ngon đặc sản Nha Trang nứt lòng du khách
Bài tiếp theoNguỵ biện – cách nhận ra và đối phó